Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

HÌNH ẢNH VỀ HỎA XA VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX.


MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ HỎA XA VIỆT NAM.


I - Năm 1930 thiết lộ Thudaumot-Bendongso được thực hiện. Ảnh chụp lúc đang xây dựng.




Hình 01.



Hình 02.




Hình 03.




Hình 04.




Hình 05.



II - BÍCH CHƯƠNG VỀ HỎA XA.


Bích chương về ngày khánh thành đường sắt Saigon - Qui Nhơn năm 1958.




Bích chương về ngày khánh thành đường sắt Saigon - Đông Hà  năm 1959.






III - BẢNG LỊCH TRÌNH KIẾN THIẾT HỆ THỐNG HỎA XA VIỆT NAM.

Bảng lịch trình thiết kế hệ thống Hỏa xa của Việt Nam từ khởi đầu đến 1936.


Những đoạn thiết lộ được thực hiện theo thứ tự năm của hai miền Bắc-Nam Việt Nam.


MIEN BAC.

  1. 1890….Phulangthuong-Langson.
  2. 1902….Hanoi-Nacham.
  3. 1903….Gialam-Viettri.
  4. 1903….Haiphong-Gialam.
  5. 1903….Hanoi-Thanhhoa.
  6. 1905….Thanhhoa-Vinh.
  7. 1906….Viettri-Laokay.
  8. 1926….Vinh-Tanap.
  9. 1927….Tanap-Dongha.
  10. 1933….Tanap-Banaphao.

MIEN NAM.

  1. 1885….Saigon-Mytho.
  2. 1904….Xuanloc-Saigon.
  3. 1905….Giaray-Xuanloc.
  4. 1906….Hue-Danang.
  5. 1908….Dongha-Hue.
  6. 1908….Songdinh-Giaray.
  7. 1910….Phanthiet-Songdinh.
  8. 1912….Phuvinh-Thapcham.
  9. 1913….Thapcham-Muongman.
  10. 1914….Thapcham-Tanmy.
  11. 1919….Tanmy-Songpha.
  12. 1927….Songpha-Canrang.
  13. 1928….Canrang-Tramhanh.
  14. 1932….Tramhanh-Dalat.
  15. 1935….Danang-Quinhon.
  16. 1935….Nhatrang-Phuvinh.
  17. 1936….Quinhon-Nhatrang.
  18. 1939….Saigon Voy. – Saigon M. ?
  19. Bienhoa-Bendongso-Honquan (Locninh) thấy có vẽ mà không có ghi năm?
Cauminhngoc
24/9/2013



                       





                     


                     






                         
                    


Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

BAIE DE VAN-FONG 1887 ( Bản đồ Vịnh Vân Phong năm 1887 ).

                                 Bản đồ Vịnh Vân Phong năm 1887.



01 - Bản đồ tổng thể.



02 - Chi tiết thuyết minh cho bản đồ.



03 - Vịnh Vũng Rô.



04 - Bản thuyết minh của bản đồ.

Cauminhngoc
23/9/2013

CÔTE ORIENTALE DE COCHINCHINE DU FAUX CAP VARELLA AU CAP CHOUMAY...1895.

CÔTE ORIENTALE DE COCHINCHINE DU FAUX CAP VARELLA AU CAP CHOUMAY...1895.



          01 - Bản đồ tổng thể. năm 1895. Thể hiện một bờ biển dài Cochinchine của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa (Paracels)



02 - Phần thuyết minh của bản đồ.



03 - Phần trích đoạn có quần đảo Paracels ( Hoàng Sa ) của Việt Nam.


Cauminhngoc
23/9/2013


DE L' ILE HON STEU AU CAP LAY 1888.

               DE L' ILE HON STEU AU CAP LAY 1881.




                                                                01 - Bản đồ tổng thể.


02 - Phần thuyết minh của bản đồ.



03 - Phần thuyết minh phụ dán thêm phía dướ bản đồ.


Cauminhngoc
23/9/2013




MERS DE CHINE ET GRAND ARCHIPEL D' ASIE 1897 (1950).

MERS DE CHINE ET GRAND ARCHIPEL D' ASIE 1897 (1950).





01 - Bản đồ tổng thề.


02 - Bản đồ trích đoạn bờ biển Việt Nam và một số quần đảo liên quan.



03 - Phần thuyết minh của bản đồ,



04 - Bờ biển Việt Nam và Quần đảo Hoàng Sa (Paracels).


Cauminhngoc
23/9/2013

LÁ THƯ GỞI MẸ MÙA HÈ NĂM 1972.

       Thật tình cờ trong quyển sách cũ. Một lá thư gởi mẹ của Thiếu úy Phùng văn Thốc thuộc Tiểu đoàn 6 Nhảy dù. KBC 4143 viết gởi cho mẹ ở Biên Hòa khi đang đi hành quân ở Hải Lăng, Quảng Trị năm 1972. Với vài giòng mô tả chung quanh nơi đóng quân và lời thăm hỏi đến hai người anh đã nói lên sự khốc liệt của chiến tranh lúc đó mà trong dân gian đã kinh hoàng với tên gọi " Mùa Hè đỏ lửa ".
       Thật là may mắn cho những ai đã kiến trải và còn tồn tại. Một nỗi niềm khó quên trong miền ký ức...mới ngày nào mà gần nửa thế kỷ đã trôi qua...

                                Nội dung lá thư gởi mẹ.



             Mặt trước phong bì.



           Mặt sau phong bì.

Cauminhngoc.
23/9/2013


Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

PHONG BÌ ĐỰNG THƯ CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG GỞI VUA THÀNH THÁI NĂM 1891.


PHONG BÌ ĐỰNG THƯ CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG DE LANESSAN GỞI VUA THÀNH THÁI NĂM THỨ III. (1891).


01 - Mặt trước phong bì. Không có những từ ngữ ca tụng.


02 - Mặt sau phong bì. Không có con niêm bảo vệ. Thái độ của De Lanessan?  Có lẽ do dưới tay vị Toàn Quyền này là ba vì vua Việt - Miên - Lào nên thiếu sự tôn trọng?


Những hàng chữ ghi trên phong bì.


Hàng chữ in trên cùng.
GOUVERNEMENT GÉNÉRAL DE L' INDO-CHINE
     ( Toàn Quyền Đông Dương ).                                     
                                             

Hàng chữ lớn viết giữa bì thư.
A SA MAJESTÉ L' EMPEREUR D' ANNAM.
       ( Hoàng Đế nước Annam ).
                                             
Giòng chữ Nho góc phải trên:

THÀNH THÁI TAM NIÊN.( 成泰三年) ( Thành Thái năm thứ ba ). (1891).

Giòng chữ Nho bên rìa trái.

QÚY TOÀN QUYỀN ĐẠI THẦN ĐA LA TẠ BIỂU.   (貴全權大臣多羅謝表).

           ( ĐA LA là tên tắt do Quan Chức của ta đặt để gọi  Toàn Quyền Đông Dương Jean Marie Antoine de LANESSAN. Ông giữ chức Toàn Quyền Đông Dương từ 26 tháng 6 năm 1891 đến 29 tháng 12 năm 1894 ).

       Căn cứ vào chữ viết trên phong bì ghi Thành Thái Tam Niên ( tức năm 1891 Dương Lịch ). Như vậy ta có thể cho rằng khi De Lanessan lên giữ chức vụ này năm 1891. Vua Thành Thái có gởi Biểu thăm hỏi chúc mừng ngày nhậm chức và đây là phong bì đựng thư tạ Biểu của De Lanessan.


                                                                                                              (Nguồn Wikipedia). Cauminhngoc
21/9/2013

PHONG BÌ ĐỰNG QUỐC THƯ CỦA VUA PHÁP NAPOLÉON III NĂM 1963.

PHONG BÌ ĐỰNG QUỐC THƯ CỦA PHÁP HOÀNG NAPOLÉON III NĂM 1863.

             Đây là phong bì NGỰ DỤNG đựng Quốc thư của Pháp Hoàng Napoléon III trả lời cho vua Tự Đức Năm thứ 16 ( cũng là năm 1863 Tây lịch ) về việc xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ ( Biên Hòa - Gia Định - Định Tường ) do phái Bộ Phan Thanh Giản, Phạm phú Thứ và Ngụy khắc Đản đi sứ cầm về. Phong bì này có tính chất hiện vật chứng nhân lịch sử quan trọng quí hiếm và xưa nhất. Nó minh chứng cho sự kiện Bang giao cấp Sứ Bộ giữa Việt- Pháp. Đặc biệt chỉ có một lần trong suốt 100 năm.


01 - Mặt trước phong bì với những từ xưng tụng đối với người nhận.



02 - Con dấu có khắc chữ " Ngự Tiền Nguyên Phòng " 御前原房)đóng nơi đáy góc trái của phong bì.


03 - Con niêm có biểu tượng hình con ó của giòng họ Napoléon được niêm phong ở mặt sau phong bì bảo vệ nội dung bên trong còn thái độ tôn trọng lẫn nhau.

  MẶT TRƯỚC.

     Những hàng chữ viết hoa bằng tiếng Pháp ở giữa phong bì.

A TRÈS HAUT TRÈS EXCELLENT ET TRÈS PUISSANT PRINCE
                         LE ROI D' ANNAM,
                NOTRE TRÈS CHER ET BON AMIS.
          ( Ông Hoàng rất cao cả, Rất ưu tú đầy uy quyền. Vua nước Annam. Người bạn tốt rất quí trọng của chúng tôi).


        Hàng chữ Nho bên góc phải trên do thư lại của triều đình ghi chú.

Tự Đức Thập Lục Niên.. (  嗣德十六年 )
Nhất Thiên Bát Bách Lục Thập Tam Niên. (一千八百六十三年)

Đại Pháp Quốc Hoàng Đế Thư Tự Nam Sứ Lai Triều Hiệp Lễ Sự.
(大法國皇帝書敍南使來朝合禮事).

Góc trái dưới có một con dấu cỡ một phân vuông màu đỏ.
“ NGỰ TIỀN NGUYÊN PHÒNG ”. 御前原房)Đây là nơi lưu trữ những Ngự Lãm & Ngự Phê của Vua ?.

Một số chữ Nho viết trên mặt bì thư ở dưới sát mép dưới là ghi chú của thư lại cho những việc xảy ra ở các Tỉnh thuộc Nam Kỳ xảy ra sau việc đi sứ năm 1863.

MẶT SAU.

Duy nhất chỉ có một con niêm hình tròn biểu tượng Con Ó của giòng họ Napoleon nằm ở trung tâm phong bì bao chung quang có 18 vòng cung nhỏ răng cưa. Con niêm đã bị xé mất một nửa. Chỉ còn lại 09 cái.

NHẬN XÉT:
      Phong bì thuộc dạng " Ngự dụng " này rất đặc biệt vì nó là một vật chứng lịch sử cho việc bang giao trong thời kỳ đang xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp. Có thể nói đây là lá thư duy nhất còn tồn tại, minh chứng cho việc có bang giao cấp Sứ bộ giữa hai Quốc Gia khi còn trong tư thế tranh chấp đối nghịch. Về sau này đất nước bị chiếm đóng, lãnh thổ bị chia cắt không còn toàn vẹn. Cái thế đối nghịch giữa hai quốc gia mất đi. Cái thế cân bằng không còn. Mọi việc thông qua vị Toàn Quyền nên không còn trọn vẹn ý nghĩa như xưa.

      Một phong bì ngoại giao giữa hai quốc gia có dấu vết xưa nhất tính đến thời điểm này. Chưa thấy xuất hiện một cái nào khác ngoài phong bì đã nêu trên.
      Một Phong bì có giá trị cho hai Quốc Gia. Đó là Việt Nam và Pháp. Những người sưu tập những dữ liệu lịch sử đều muốn có nó trong bộ sưu tập của mình. 

Cauminhngoc